Chăm sóc sức khỏe trẻ em tuy tưởng đơn giản nhưng thực chất lại đòi hỏi sự quan tâm đến rất nhiều khía cạnh khác nhau. Bao gồm chăm sóc dinh dưỡng, phòng ngừa và điều trị bệnh, hỗ trợ phát triển thể chất và nhiều vấn đề khác.
Dưới đây là một tổng hợp những lưu ý quan trọng liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe trẻ em mà các bậc phụ huynh cần nắm rõ.
Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe trẻ em
Chăm sóc sức khỏe trẻ em là yếu tố quan trọng hàng đầu mà các bậc phụ huynh quan tâm trong hành trình nuôi dạy trẻ. Chỉ khi trẻ có sức khỏe tốt thì mới có thể phát triển về cảm xúc và trí tuệ. Sức khỏe là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, vì vậy việc chăm sóc sức khỏe trẻ em cần được bắt đầu ngay từ khi trẻ chào đời.
Chăm sóc sức khỏe trẻ em cần lưu ý đến những vấn đề cơ bản sau:
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học
-
Phòng ngừa và điều trị bệnh đúng cách, kịp thời
-
Khuyến khích vận động để phát triển thể chất lành mạnh và tăng cường đề kháng tự nhiên của trẻ.
-
Quan tâm đến cảm xúc và sức khỏe tinh thần của trẻ
Mục tiêu của việc chăm sóc sức khỏe trẻ em là tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển mạnh mẽ về cả thể chất lẫn trí tuệ. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên, giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm nhẹ tình trạng bệnh nếu trẻ không may mắc phải. Chăm sóc sức khỏe trẻ em đúng cách và hiệu quả sẽ giúp thế hệ tương lai của chúng ta khỏe mạnh hơn.
Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe trẻ em
Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc sức khỏe trẻ em
Chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp theo từng độ tuổi
Lưu ý đầu tiên và cũng quan trọng hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em chính là chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển thể chất và có ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.
Thực đơn dinh dưỡng của trẻ cần đảm bảo đủ các nhóm chất như bột đường, chất xơ, Protein, chất béo, Vitamin và khoáng chất. Không những vậy, cần đa dạng thực phẩm và cân đối dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ ăn ngon, hấp thu tốt và khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Ngoài việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học thì việc đảm bảo những nhóm thực phẩm phù hợp theo từng độ tuổi cũng quan trọng không kém. Cần tìm hiểu những loại thức ăn phù hợp với lứa tuổi của trẻ để đảm bảo sự an toàn cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp theo từng độ tuổi
Đảm bảo giấc ngủ của trẻ
Giấc ngủ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Ban đêm là thời gian lượng Hormone tăng trưởng được sản xuất nhiều nhất. Chính vì vậy, việc đảm bảo trẻ có những giấc ngủ sâu vào ban đêm là một yếu tố cần thiết khi chăm sóc sức khỏe trẻ em, có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời giúp tinh thần trẻ được thoải mái và thư giãn hơn.
Nhu cầu giấc ngủ của trẻ sẽ thay đổi tùy theo từng độ tuổi. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ, thường sẽ khoảng 12 - 16 giờ/ ngày. Khi trẻ càng lớn, nhu cầu ngủ của trẻ sẽ dần giống với người trưởng thành là khoảng 8 - 10 giờ/ngày.
Việc xây dựng cho trẻ thói quen ngủ sớm dậy sớm vào khung giờ cố định cũng sẽ có lợi cho sự phát triển về chiều cao cũng như rèn cho trẻ được tính kỷ luật vô cùng cần thiết.
Đảm bảo giấc ngủ của trẻ
Khuyến khích trẻ vận động và tham gia các hoạt động ngoài trời
Khuyến khích trẻ vận động và tham gia các hoạt động ngoài trời mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đây là một lưu ý quan trọng khi chăm sóc sức khỏe trẻ em mà các bậc phụ huynh cần quan tâm.
Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ tăng cường sức khỏe thể chất, mà còn hỗ trợ phát triển kỹ năng xã hội, khả năng tư duy và khám phá thế giới xung quanh. Vận động thường xuyên, đặc biệt là các hoạt động ngoài trời còn giúp trẻ giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và tạo dựng thói quen sống lành mạnh từ sớm.
Vì vậy, cha mẹ nên dành thời gian cùng con tham gia các hoạt động ngoài trời, khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con em mình.
Khuyến khích trẻ vận động và tham gia các hoạt động ngoài trời
Chăm sóc sức khỏe trẻ em bằng cách giữ vệ sinh cho trẻ
Chăm sóc sức khỏe trẻ em cần đặc biệt chú ý đến yếu tố vệ sinh cá nhân cho trẻ. Trẻ cần được tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh răng miệng, rửa tay, vệ sinh mắt, mũi, súc miệng hàng ngày. Riêng việc rửa tay chân với xà bông khử khuẩn cần được tiến hành nhiều lần trong ngày. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn và virus gây bệnh, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
Chăm sóc sức khỏe trẻ em bằng cách giữ vệ sinh cho trẻ
Tiêm phòng đầy đủ, khám chữa bệnh kịp thời
Chăm sóc sức khỏe trẻ em cần lưu ý đến vấn đề tiêm chủng theo đúng chỉ định và lời khuyên của bác sĩ. Cần đảm bảo tiêm đúng lịch và đủ mũi để đảm bảo hệ miễn dịch của trẻ đủ sức chống chọi với vi khuẩn, Virus.
Một số mũi tiêm quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý nên tiêm cho trẻ như: Uốn ván, Lao phổi, Viêm gan B, Viêm phổi, Bại Liệt, Ho Gà, Cúm, Bạch hầu… Đặc biệt hiện nay, căn bệnh viêm não mô cầu AC và BC là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong và biến chứng cao, các biến chứng ban đầu dễ nhầm lẫn với nhiều căn bệnh thường gặp khác. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cũng cần tham khảo và tiêm phòng 2 loại vacxin này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc sức khỏe trẻ em, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những lúc trẻ bị nhiễm bệnh. Khi đó, cha mẹ cần dẫn trẻ đi khám bác sĩ. Qua chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kê một số thuốc giúp khắc phục kịp thời. Cha mẹ cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn điều trị bệnh của bác sĩ, không tự ý bỏ ngang liệu trình dùng thuốc cũng như tự ý tăng, giảm liều lượng thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Tiêm phòng đầy đủ, khám chữa bệnh kịp thời
Hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử
Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc cho trẻ em tiếp xúc với các thiết bị điện tử từ sớm là điều khó tránh khỏi. Cha mẹ không thể cấm tuyệt đối việc trẻ sử dụng các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, tivi… Tuy nhiên, việc hạn chế cho trẻ sử dụng chúng là điều cần thiết và có thể kiểm soát được.
Các bậc phụ huynh nên ưu tiên cho trẻ giải trí bằng các biện pháp khác như đồ chơi, sách vở, hoạt động thể chất… để ưu tiên sự phát triển ở cả thể chất và trí tuệ của trẻ. Nếu để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, cần quy định rõ thời gian sử dụng cũng như đảm bảo các yếu tố như ánh sáng, khoảng cách đến mắt… để đảm bảo không bị ảnh hưởng xấu đến thị lực và sức khỏe của trẻ.
Một vài sai lầm thường gặp khi chăm sóc sức khỏe trẻ em
Không cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ
Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhiều bà mẹ trẻ sợ rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến vóc dáng của cơ thể. Vì vậy, họ lựa chọn tìm đến các loại sữa bột thay thế mà không cho trẻ bú sữa mẹ.
Các chuyên gia và bác sĩ trên khắp thế giới đều khuyến cáo sữa mẹ là tốt nhất đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ không những cung cấp dinh dưỡng mà còn có kháng thể IgG giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ. Chỉ khi mẹ không đủ sữa hoặc vì các nguyên nhân bất khả kháng như bị bệnh, mẹ dùng thuốc… mới nên cho trẻ dùng sữa công thức thay thế.
Không cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ là lựa chọn của nhiều bà mẹ trẻ hiện nay
Bổ sung quá nhiều thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ
Có rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng việc cho trẻ ăn càng nhiều các thực phẩm bổ dưỡng sẽ càng tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chính vì thế họ có xu hướng cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn giàu dưỡng chất thường xuyên với mong muốn trẻ sẽ càng cao lớn, khỏe mạnh và phát triển về trí tuệ.
Tuy nhiên, đây chính là nguyên nhân lớn dẫn đến các tình trạng cực kỳ phổ biến hiện nay như béo phì, thừa cân, dậy thì sớm hay lão hóa sớm ở trẻ. Việc cho trẻ sử dụng các thực phẩm bổ dưỡng giàu dưỡng chất là điều cần thiết và nên làm, tuy nhiên chỉ nên bổ sung ở một mức độ vừa phải tùy theo nhu cầu cũng như thể trạng và lứa tuổi của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh, giữ cân nặng và chiều cao ở một mức độ phù hợp và an toàn, có lợi cho sức khỏe của trẻ.
Bổ sung quá nhiều thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ
Tự ý dùng thuốc cho trẻ
Đây cũng là sai lầm chung của rất nhiều cha mẹ trong quá trình chăm sóc sức khỏe trẻ em. Khi phát hiện con có dấu hiệu bệnh, thông thường họ sẽ không đưa con đi thăm khám để bác sĩ kê đơn mà lại tự ý mua thuốc theo kinh nghiệm của cá nhân. Thậm chí, nhiều phụ huynh còn tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc, bỏ ngang việc dùng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
Dùng thuốc không đúng cách, không đủ liều có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc ở trẻ, thậm chí nguy hiểm hơn có thể gây sốc thuốc, dùng sai thuốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự an toàn của trẻ.
Tự ý dùng thuốc cho trẻ
Tổng kết
Chăm sóc sức khỏe trẻ em là một hành trình dài, nhiều khó khăn và cần quan tâm đến rất nhiều yếu tố. Để đảm bảo trẻ được phát triển một cách toàn diện về cả thể chất, tinh thần và trí tuệ, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản, quan trọng nhất liên quan đến sức khỏe trẻ em.
Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích nhất xoay quanh vấn đề chăm sóc sức khỏe trẻ em. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bậc cha mẹ sẽ có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất với những đứa con của mình.
Xem thêm: