logo
Bé Kém Hấp Thu Chậm Tăng Cân: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Tác giảAnh Xuan Group

Bé kém hấp thu chậm tăng cân: Những nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Với các bậc phụ huynh thì việc con mạnh khỏe, ăn nhiều, hấp thụ tốt và phát triển toàn diện là điều ai cũng mong muốn. Tuy nhiên không ít trường hợp bé kém hấp thu chậm tăng cân mặc dù cha mẹ đã sử dụng rất nhiều thực phẩm đắt tiền và bổ dưỡng. Việc bé kém hấp thu chậm tăng cân không chỉ làm trẻ gầy gò, thấp bé hơn bình thường mà còn tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc bé kém hấp thu chậm tăng cân? Bé kém hấp thu nên bổ sung gì? Những giải pháp giúp khắc phục tình trạng bé kém hấp thu chậm tăng cân an toàn hiệu quả là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu của việc bé kém hấp thu chậm tăng cân

Kém hấp thu chậm tăng cân là tình trạng bé ăn uống đầy đủ nhưng hệ tiêu hóa không hấp thu được như bình thường. Về lâu dài, điều này sẽ khiến cơ thể thiếu hụt lượng dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, chất béo, Vitamin, khoáng chất, dẫn đến tình trạng chậm tăng trưởng ở trẻ. 

Đặc biệt, việc thiếu dưỡng chất cho kém hấp thu có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, làm bé rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần sớm nhận thức được khi bé kém hấp thu chậm tăng cân để kịp thời có những giải pháp phù hợp cải thiện tình trạng này của bé.

Một vài những dấu hiệu thường gặp của việc bé kém hấp thu chậm tăng cân:

  • Bé có dấu hiệu sôi bụng, trướng bụng hoặc đầy bụng, đi kèm là tiêu chảy hoặc nôn trớ. 

  • Bé đi ngoài phân sống, loãng, có mùi rất tanh. Đối với bé lớn hơn, cha mẹ có thể nhìn thấy trong bồn cầu có váng nổi trên bề mặt vì chất béo không được dung nạp. 

  • Thể trạng của bé rất kém, điển hình là da dẻ xanh xao, gầy gò, cơ thể ốm yếu, kém linh hoạt. 

  • Có hiện tượng giảm cân hoặc tăng cân rất ít. 

  • Chán ăn hoặc không có cảm giác thèm ăn vì suy giảm vị giác. 

  • Dễ bị cứng khớp, đau nhức cơ bắp, loãng xương do không dung nạp đủ Canxi. 

  • Bé kém hấp thu chậm tăng cân sẽ gây giảm Protein máu hoặc thiếu máu. Từ đó, dẫn đến hiện tượng da nứt nẻ, xuất huyết hoặc bầm tím ngay cả khi va chạm nhẹ. 

  • Tâm trạng thay đổi thất thường, hay quấy khóc và dễ nổi cáu.  

Dấu hiệu của việc bé kém hấp thu chậm tăng cân

Nguyên nhân dẫn đến việc bé kém hấp thu chậm tăng cân

Hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện

Trong giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hoá, hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé chưa phát triển hoàn thiện như người lớn. Vì vậy, đây cũng là thời cơ để vi khuẩn, Virus hoặc ký sinh trùng xâm nhập, gây ra rối loạn tiêu hoá và làm bé kém hấp thu chậm tăng cân. 

Chế độ dinh dưỡng không cân đối

Nhiều cha mẹ có xu hướng cho bé ăn rất nhiều những thực phẩm bổ dưỡng và đắt tiền nhưng đôi khi khiến cơ thể bé bị quá tải, mất cân đối dinh dưỡng và không thể tiêu hóa được, gia tăng tình trạng bé kém hấp thu chậm tăng cân. 

Điều quan trọng trong dinh dưỡng đó chính là cân đối dinh dưỡng và đủ chất. Có thể cho bé ăn các thực phẩm bổ dưỡng nhưng phải phù hợp với tiêu hóa của trẻ và đủ các nhóm chất tinh bột, Protein, chất béo, chất xơ…

Mắc chứng loạn khuẩn đường ruột

Chứng loạn khuẩn đường ruột là tình trạng đường ruột bị mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, lượng hại khuẩn tăng lên gây nên những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, kém hấp thụ, chán ăn… ở trẻ.

Trẻ có thể mắc chứng loạn khuẩn đường ruột do việc dinh dưỡng không phù hợp hoặc sử dụng thuốc trong thời gian dài khiến lợi khuẩn bị suy giảm gây nên tình trạng bé kém hấp thu chậm tăng cân. 

Khi trẻ gặp tình trạng này, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời, khắc phục chứng bệnh, giúp trẻ cải thiện đường ruột và hệ tiêu hóa.

Những nguyên nhân dẫn đến việc bé kém hấp thu chậm tăng cân

Cho bé ăn dặm quá sớm

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), chỉ nên bắt đầu cho bé tập ăn dặm cho khi bé đủ 6 tháng tuổi và tuyệt đối không được cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi. Lý do là lúc này, hệ tiêu hoá của trẻ chưa có đủ men để tiêu hoá bất kì loại thức ăn nào khác đưa vào cơ thể ngoại trừ sữa mẹ. Vì thế, ăn dặm quá sớm sẽ làm dạ dày bé bị kích thích, khiến nhu động ruột hoạt động yếu, dẫn đến cơ thể của bé kém hấp thu chậm tăng cân. 

Bé bị thiếu hụt enzyme tiêu hóa

Sự thiếu hụt Enzyme tiêu hoá có trong tuyến nước bọt, gan hoặc tụy khiến thức ăn không được chuyển hoá thành các dưỡng chất, mà chỉ ứ đọng lại trong cơ thể. Theo thời gian, điều này gây ra hiện tượng đầy hơi, trướng bụng, cũng như khiến cơ thể bé kém hấp thu chậm tăng cân hơn. 

Những nguyên nhân dẫn đến việc bé kém hấp thu chậm tăng cân

Hậu quả của việc bé kém hấp thu chậm tăng cân

Khi thiếu hụt dưỡng chất do hội chứng kém hấp thu, bé có thể đối mặt với biến chứng nghiêm trọng như: 

  • Chậm phát triển, suy dinh dưỡng và gầy yếu. 

  • Tăng nguy cơ gãy xương hoặc còi xương. 

  • Sự thiếu hụt Vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất cần thiết khiến bé dễ dàng bị nhiễm khuẩn, suy giảm miễn dịch. 

  • Thiếu máu, mất tập trung, trí nhớ kém và sa sút trí tuệ. 

  • Chân tay thường xuyên bị tê mỏi, đau nhức khi trưởng thành. 

  • Tình trạng kém hấp thu có thể ảnh hưởng tiêu cực các bộ phận trong cơ thể bao gồm não, tim, máu, cơ bắp, da hoặc thận. 

Hậu quả của việc bé kém hấp thu chậm tăng cân

Cách khắc phục việc bé hấp thu chậm tăng cân hiệu quả, an toàn

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất

Giải pháp đầu tiên và hiệu quả nhất để giúp khắc phục được tình trạng bé kém hấp thu chậm tăng cân đó chính là một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng các nhóm chất thiết yếu, bao gồm:

  • Tinh bột: Tinh bột tham gia vào quá trình chuyển hoá năng lượng, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Phụ huynh có thể đa dạng các thực phẩm giàu tinh bột để bé không bị ngán như cơm, ngô, khoai, mì, bánh…

  • Chất đạm: Chất đạm cung cấp nhiều acid amin thiết yếu, giúp bé dễ dàng hấp thu và có sự tăng trưởng khoẻ mạnh. Thực phẩm giàu chất đạm có thể sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày cho bé như sữa, trứng, thịt đỏ (lợn, bò trâu), thịt trắng (gà, vịt, ngan…), hải sản… 

  • Chất béo: Chất béo giúp cơ thể dung nạp các loại Vitamin tan trong dầu (A, D, E, K), đồng thời cung cấp acid béo no thiết yếu hỗ trợ quá trình phân giải và hấp thu dưỡng chất. Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh tốt cho bé bao gồm bơ, các loại đậu, hạt, cá béo, dầu dừa, dầu Oliu… 

  • Chất xơ hoà tan: Chất xơ hoà tan giúp cải thiện tiêu hoá, tạo điều kiện cho bé hấp thu tốt dinh dưỡng, nhờ vậy bé cũng sẽ tăng trưởng và phát triển khoẻ mạnh. Thực phẩm nhiều chất xơ gồm có rau lá xanh, bơ, chuối, lê, các loại ngũ cốc, trái cây có múi. 

  • Vitamin: Vitamin có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của trẻ, giúp nâng cao hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể tối ưu. Thực phẩm giàu Vitamin gồm rau xanh, ngũ cốc, thịt, trứng, sữa. 

  • Khoáng chất: Sắt, Canxi, Lysine, Kẽm, Crom hoặc Selen giúp tăng cường hấp thu dinh dưỡng, kích thích tiêu hoá giúp cải thiện chứng biếng ăn ở bé. Thực phẩm giàu khoáng chất bao gồm quả hạch và hạt, cây họ cải, cây họ đậu, động vật có vỏ (tôm, cua, nghêu, sò…) 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất

Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

Thay vì cho bé tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cùng một bữa, làm nhu động ruột giảm đi và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, phụ huynh hãy chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa trong ngày. Như vậy, bé có thể ăn thành nhiều lần với nhiều loại thức ăn khác nhau và hấp thụ dưỡng chất một cách hiệu quả nhất. 

Song song đó, phụ huynh cũng phải đảm bảo trẻ ăn đủ bữa và thời gian giữa mỗi bữa phải cách nhau vừa phải, tránh trường hợp ép bé ăn uống liên tục, không những gây chán, biếng ăn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hoá, dễ làm vé kém hấp thu chậm tăng cân. 

Quan trọng hơn là khi thử món ăn mới, phụ huynh nên dành thời gian giúp trẻ thích nghi, không nên nóng vội, ép buộc trẻ phải ăn liền khi bé chưa sẵn sàng. Điều này dễ khiến bé căng thẳng, chán ăn hoặc tạo ra cảm giác chán ghét đồ ăn. 

Sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung và Vitamin cho bé

Không ít trường hợp bé kém hấp thu chậm tăng cân do cơ địa, dù đã chăm sóc và xây dựng những chế độ ăn rất khoa học cũng không khiến bé tăng trưởng tốt hơn. Khi đó các bậc phụ huynh có thể sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung và Vitamin để tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, bổ sung các dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mà bé đang thiếu hụt.

Cần tìm hiểu thật kỹ trước khi cho bé dùng bất cứ loại thực phẩm bổ sung nào. Đảm bảo bổ sung đúng dưỡng chất bé đang thiếu hụt, dùng sản phẩm an toàn, uy tín với liều lượng phù hợp theo hướng dẫn để tốt nhất cho sức khỏe của bé.

Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn

Vận động thường xuyên có khả năng kích thích nhu động ruột, cải thiện đường tiêu hoá và tăng cường khả năng hấp thu ở bé. Mỗi ngày, cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động, tham gia bài tập thể chất như đi bộ, chạy nhảy, đạp xe, bơi lội khoảng 30 phút, vừa tốt cho việc rèn luyện thể chất, mà còn nâng cao tinh thần, giúp bé cảm thấy vui vẻ hơn. 

Tẩy giun định kỳ cho bé trên 2 tuổi

Nhiễm giun sán cũng là căn nguyên làm cơ thể bé kém hấp thu chậm tăng cân, từ đó gia tăng nguy cơ chậm phát triển cho bé. Để phòng ngừa tình trạng trên, phụ huynh nên cho trẻ tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần (áp dụng với bé từ 24 tháng tuổi trở đi). 

Tẩy giun định kỳ cho bé trên 2 tuổi

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin xoay quanh tình trạng bé kém hấp thu chậm tăng cân mà các phụ huynh cần phải quan tâm. Việc bé kém hấp thu chậm tăng cân gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe của trẻ như còi cọc, suy dinh dưỡng, suy giảm trí lực, hệ miễn dịch bị giảm sút… Chính vì vậy nên các bậc phụ huynh cần thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện tình trạng kém hấp thu ở trẻ để có những giải pháp an toàn và hiệu quả.



0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận