Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là một công việc không hề đơn giản, đòi hỏi không chỉ có những kiến thức nhất định mà còn cần có tính nhẫn nại, kiên trì và thấu hiểu. Bởi người cao tuổi rất thường xuyên thay đổi tính tình, tâm trạng nhạy cảm, dễ nổi nóng, mệt mỏi và cáu gắt. Một trong những bí quyết quan trọng để chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi chính là cần phải lắng nghe và quan tâm đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của họ.
Hôm nay, hãy cùng AnhXuanGroup khám phá những lưu ý cần biết để chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi được hiệu quả, giúp giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của người cao tuổi trong nhà mình bạn nhé.
Vì sao cần lưu ý đến sức khỏe của người cao tuổi?
Người cao tuổi thường rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bởi sức đề kháng và hệ thống miễn dịch đã lão hóa, các cơ quan trong cơ thể không còn hoạt động tốt. Các bệnh như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, suy dinh dưỡng và giảm nhận thức về chức năng xã hội rất dễ xảy ra. Những điều này đã làm giảm sút chất lượng cuộc sống thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của những người cao tuổi.
Dưới đây là một vài nguyên nhân được chỉ ra nhằm lý giải vì sao cần lưu ý đến sức khỏe của người cao tuổi:
-
Người cao tuổi hay cảm thấy cô đơn vì ít nhận được sự chăm sóc hay hỏi thăm từ con cháu. Do đó, họ thường rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý như phiền muộn, lo lắng, nóng giận, buồn rầu, trầm cảm…
-
Người cao tuổi phải đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe thể chất và tâm sinh lý. Điều này khiến họ trở nên nhạy cảm hơn, cảm giác không được tôn trọng, lo lắng và mong muốn được quan tâm.
-
Việc ăn uống trở nên khó khăn vì hệ tiêu hoá hấp thụ kém, khẩu vị bị giảm sút và các chứng bệnh về tim mạch, hô hấp, sức đề kháng yếu gây ra sụt cân. Vì vậy, họ cần được lưu ý đến khẩu phần ăn uống mỗi ngày.
Vì sao cần lưu ý đến sức khỏe của người cao tuổi?
Lời khuyên khi chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Nâng cao kiến thức về sức khỏe người cao tuổi
Như đã đề cập ở trên, người cao tuổi là một đối tượng cần chăm sóc đặc biệt và có nhiều vấn đề cả về thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, người chăm sóc cần nâng cao kiến thức và hiểu biết về sức khỏe người cao tuổi để có những phương pháp và kế hoạch chăm sóc khoa học, phù hợp nhất.
Cần tìm hiểu về những loại bệnh mà người cao tuổi dễ mắc phải để có thể theo dõi cũng như có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Không chỉ vậy, cần quan tâm và thấu hiểu đến tinh thần của người cao tuổi. Thường xuyên trò chuyện, tâm sự, bầu bạn, kết nối bằng nhiều hình thức để tránh người cao tuổi cảm thấy cô đơn, buồn bã, có những cảm xúc tiêu cực để không mắc phải các chứng bệnh về tâm lý khác.
Bên cạnh đó, chăm sóc người cao tuổi cũng cần phải đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng và phù hợp. Không chỉ đảm bảo về thực đơn ăn uống đủ chất, mềm mại, dễ hấp thụ, hạn chế đồ ăn lạnh, đồ ăn nhanh, nhiều chất béo, nhiều gia vị… mà còn cần hiểu và quan tâm đến sở thích, thói quen và nhu cầu của người cao tuổi bạn đang chăm sóc. Điều này sẽ giúp xây dựng được một chế độ dinh dưỡng không chỉ lành mạnh mà còn ngon miệng và phong phú.
Có kế hoạch đầy đủ, chu đáo
Kế hoạch này không giống nhau cho mọi đối tượng người cao tuổi mà sẽ phụ thuộc nhiều vào độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Với những trường hợp cha mẹ, ông bà vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn và vẫn còn tự lo được cho sinh hoạt của mình thì bạn chỉ cần có kế hoạch hỗ trợ một phần về dinh dưỡng, quan tâm tới sức khỏe tâm lý cũng như bổ sung các thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe.
Còn với những trường hợp người cao tuổi trong gia đình đã suy yếu, không còn minh mẫn và không đủ khả năng tự lo cho chính mình, thì cần có kế hoạch chăm sóc đầy đủ về cả chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động hợp lý, quan tâm đến sức khỏe tinh thần và có sự theo dõi, can thiệp kịp thời của y tế để đảm bảo sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Lời khuyên khi chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Chuẩn bị tài chính
Cần xác định tâm lý rằng người cao tuổi sẽ không còn hoặc ít có khả năng tự chủ tài chính, vì vậy nên người chăm sóc cần có ý thức và trách nhiệm trong việc phụng dưỡng và chăm sóc một cách toàn diện cho người cao tuổi trong gia đình mình.
Điều này chắc chắn cần đảm bảo một nguồn tài chính ổn định, đủ để đảm bảo cho người cao tuổi có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, môi trường sống phù hợp và có sự can thiệp của y tế một cách kịp thời nếu không may xảy ra điều ngoài ý muốn.
Trang bị các thiết bị y tế cần thiết
Hệ miễn dịch và sức đề kháng của người cao tuổi đã có sự xuống cấp, các cơ quan trong cơ thể đã thoái hóa, khả năng phục hồi chậm nên rất dễ mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp, tim, não bộ…
Chính vì vậy nếu trong gia đình có người cao tuổi thì nên trang bị các thiết bị y tế cần thiết như máy đo nhiệt độ, máy đo huyết áp, đo nhịp tim… để theo dõi thường xuyên, kịp thời phát hiện những bất thường của sức khỏe để có biện pháp can thiệp phù hợp nhất.
Lời khuyên khi chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Quan tâm đặc biệt đến tinh thần người cao tuổi
Người cao tuổi là đối tượng rất dễ gặp phải các vấn đề về tinh thần. Bởi tuổi càng cao thì những sự thay đổi về mặt tâm lý càng xảy ra thường xuyên hơn. Người cao tuổi thường trở nên khó tính, dễ cáu gắt, suy nghĩ tiêu cực và điều này được giải thích là do vấn đề khủng hoảng tâm lý.
Những nguyên nhân chính thường dẫn đến vấn đề khủng hoảng tâm lý ở người cao tuổi đó là:
Cảm giác cô đơn:
-
Thường gặp ở những trường hợp người cao tuổi đã mất đi bạn đời của mình, sống xa con cái, người thân hoặc con cái, người thân thiếu sự quan tâm, chăm sóc dẫn đến tâm lý tủi thân, dễ xúc động và cô đơn.
-
Những người cao tuổi sống khép kín, không có bạn bè, người thân, ít giao lưu với mọi người
Vấn đề về tài chính:
-
Thường gặp ở những người cao tuổi trong gia đình không mấy khá giả, không có khả năng chủ động về tài chính nên có tâm lý bất an, sợ bị bỏ rơi, bị ngược đãi, lo sợ mắc bệnh… vì không có khả năng chi trả các chi phí sinh hoạt, y tế…
-
Dễ sinh ra tâm lý đang làm phiền, dựa dẫm vào con cái, không có ích cho gia đình và cộng đồng
Vấn đề sức khỏe:
-
Người cao tuổi dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như tim mạch, huyết áp, xương khớp, trí não… nên thường hay suy nghĩ, lo lắng, dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý
Mâu thuẫn trong nội bộ gia đình:
-
Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất. Việc gia đình không hòa thuận, thường xuyên mâu thuẫn, xích mích; con cháu không tôn trọng… rất dễ dẫn đến tình trạng khủng hoảng tâm lý ở người cao tuổi.
Phương pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Sự thay đổi về mặt sức khỏe, thể chất và tinh thần của người cao tuổi có thể gây ra sự suy giảm về thể lực hoặc nghiêm trọng hơn là nguy hiểm đến tính mạng. Điều này đã lý giải vì sao những người cao tuổi luôn cần được chăm sóc sức khỏe một cách kịp thời và tốt nhất. Ngoài việc động viên, hỏi thăm thường xuyên thì người chăm sóc cũng cần quan tâm những điều sau để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được thuận lợi và hiệu quả nhất.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học
Cũng giống như chăm sóc cho mọi đối tượng khác, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học cũng chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong những phương pháp chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
-
Cần đảm bảo thực đơn có đủ 4 nhóm chất chính gồm có chất bột đường, chất xơ, chất đạm và chất béo lành mạnh. Đồng thời, cần bổ sung thường xuyên và đa dạng các Vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, để người cao tuổi nâng cao được sức đề kháng cũng như bảo vệ các cơ quan trong cơ thể một cách hiệu quả.
-
Bổ sung lượng chất đạm phù hợp từ thịt để bồi bổ cơ thể hiệu quả. Lưu ý không nên tiêu thụ quá 50g thịt đỏ mỗi ngày và ưu tiên thịt trắng nhiều hơn để có lợi nhất cho sức khỏe của người cao tuổi.
-
Tăng cường bổ sung rau xanh, rau củ, trái cây tươi và các chất lợi khuẩn trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của người cao tuổi. Bởi hệ tiêu hóa của người cao tuổi trở nên kém đi rất nhiều, dễ mắc các bệnh như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, hấp thu kém… nên cần bổ sung các chất phù hợp có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa.
-
Nên ưu tiên các món ăn thanh đạm, mềm và dễ tiêu hóa. Giảm lượng gia vị sử dụng khi chế biến như đường, muối… để tốt nhất cho hệ tiêu hóa.
Nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn có thể bổ sung thêm bằng thực phẩm chức năng, sữa hoặc ngũ cốc để đảm bảo dinh dưỡng. Nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có chất béo có lợi và tốt cho tim mạch, giàu canxi, giàu Vitamin D và Photpho để đảm bảo cho hệ xương luôn chắc khỏe, chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá người cao tuổi.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp là quan trọng nhất khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội, kết nối cộng đồng
Việc không thường xuyên vận động cả thể chất lẫn trí não ở người cao tuổi sẽ dễ dẫn đến việc suy giảm trí nhớ, tinh thần không tỉnh táo, dễ mất tập trung và mắc các bệnh mãn tính.
Để kích thích hoạt động trí não của người cao tuổi, cần thường xuyên giao tiếp, đọc sách báo, xem tivi, thăm hỏi chăm sóc và động viên họ tham gia các hoạt động xã hội và kết nối cộng đồng. Các hoạt động này có thể là các câu lạc bộ, các hội nuôi chim, cá cảnh hoặc các hoạt động thể chất phù hợp như thiền định, yoga, thể dục, đi bộ…
Khi những người cao tuổi tham gia vào các hoạt động cộng đồng, họ sẽ được tương tác với mọi người, được giao tiếp để giải bày. Điều này sẽ giúp người cao tuổi cảm thấy thư thái và dễ chịu hơn, giảm bớt sự căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực và mệt mỏi mỗi ngày.
Theo dõi và khám sức khỏe định kỳ
Những người cao tuổi dễ bị suy yếu về sức đề kháng nên có khả năng mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, đái tháo đường, đột quỵ, biến chứng tim mạch, cơ xương khớp, cao huyết áp, não bộ, gan, thận… Trong đó, trường hợp mắc bệnh mãn tính sẽ cao hơn.
Chính vì vậy cần có sự theo dõi và khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần để nắm được các chỉ số của cơ thể, kịp thời phát hiện những vấn đề sức khỏe và có sự can thiệp khi cần thiết.
Những phương pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Tổng kết
Người cao tuổi là một đối tượng chăm sóc không hề đơn giản và cần có sự quan tâm hợp lý về cả thể chất lẫn tinh thần. Bài viết vừa rồi của chúng tôi đã tổng hợp cho bạn những lưu ý quan trọng cũng như các phương pháp khoa học và hợp lý nhất, để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi một cách hiệu quả.
Tuổi già là giai đoạn mà ai cũng sẽ phải trải qua, hy vọng bạn luôn có đủ kiên nhẫn, quan tâm, sự bao dung và yêu thương nhất đến những người cao tuổi xung quanh mình. Đừng quên thường xuyên cập nhật những bài viết mới nhất của chúng tôi để có thêm kiến thức về chăm sóc sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm: