logo
Uống cafe nhiều có tốt không và uống như thế nào là tốt ?
tac_giaAnh Xuan Group

Việc uống cà phê nhiều có tốt không ? Việc này ở người cao tuổi thường không gây ra vấn đề nếu họ tiêu thụ một lượng phù hợp và không có những vấn đề sức khỏe đặc biệt. Trong thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống cà phê có thể mang lại một số lợi ích cho người cao tuổi.

Tuy nhiên, việc uống cà phê cũng có thể gây ra một số vấn đề nếu tiêu thụ quá mức, nhất là đối với những người có vấn đề về sức khỏe như tăng huyết áp, loạn nhịp tim, loét dạ dày, loét dạ dày hoặc vấn đề về giấc ngủ. Do đó, nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe cụ thể nào, người cao tuổi nên thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu hoặc thay đổi lối sống ăn uống của mình, bao gồm cả việc tiêu thụ cà phê.

Chính vì thế những câu hỏi như

Uống cafe nhiều có tốt không?

Hay như là: “uống cà phê hàng ngày có tốt không?” là những câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người. Đến nay, đã có không ít nghiên cứu đưa ra những con số thống kê liên quan đến công dụng của cà phê với sức khỏe của con người, đặc biệt là với người lớn tuổi. 

uống cafe nhiều có tốt không
Uống Cafe có thực sự tốt cho sức khỏe

Những lợi ích nổi bật của cà phê đối với sức khỏe người già.

Trong hạt cà phê có chứa nhiều chất chống oxy hóa

Trong hạt cà phê có nhiều chất chống oxy hóa hữu ích như Mg, Ca, K và những hợp chất polyphenols có hàm lượng cao. Những chất này có tác dụng trung hòa những gốc tự do ngăn chặn quá trình tổn hại tế bào và DNA trong các loại bệnh về tim mạch, ung thư và làm chậm quá trình lão hoá.

Giúp giảm cân hiệu quả

Có một sự thật là cà phê có khả năng giúp người cao tuổi điều chỉnh cân nặng, giảm béo phì hiệu quả. Bởi vì cà phê là một loại thức uống có hàm lượng calo thấp, đồng thời cà phê còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, ngăn chặn sự hấp thụ calo và kiềm hãm cơn thèm ăn.

Uống cafe đúng cách sẽ giúp giảm cân hiệu quả

Tốt cho hệ tim mạch

Nếu bạn đang thắc mắc uống cà phê có tốt cho tim mạch hay không thì câu trả lời là có. Bởi vì cafe là một loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tự nhiên, có tác dụng giữ cho máu luôn sạch, ngừa bệnh cao huyết áp và các bệnh về tim mạch. Bên cạnh đó, cà phê còn chứa các hợp chất phenol với tính chống oxy hóa cao, có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch (tình trạng mảng bám tích tụ bên trong các động mạch, ngăn máu lưu thông bình thường) và thậm chí có thể ngăn ngừa bệnh tai biến mạch máu não ở người cao tuổi.

Giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Tiểu đường type 2 là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến nhất thế giới, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, đây cũng là một căn bệnh thường thấy ở những người cao tuổi. Theo một nghiên cứu, các hợp chất được hình thành một cách tự nhiên trong quá trình pha cà phê như cafein, axit caffeic, trigonelline và cafestol đều có tác dụng cải thiện lượng đường trong máu. 

Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc uống cà phê với liều lượng vừa phải có thể ngăn ngừa tăng đường huyết sau bữa ăn, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Những lợi ích không ngờ của cafe đối với cơ thể

Ngăn ngừa ung thư

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã từng đưa ra kết luận “Cà phê có thể bảo vệ cơ thể và giúp phòng tránh ung thư”. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các chuyên gia Đại học Harvard (Mỹ) đã nhận định rằng, những người uống cà phê có hàm lượng cafein thấp và điều độ sẽ giảm được tới 50% nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư vú, ung thư gan, tuyến tiền liệt và đại tràng.

Giảm thiểu bệnh Parkinson

Một nghiên cứu kéo dài gần 30 năm của các nhà khoa học tại trường Đại học Nam Florida cho thấy những người có thói quen uống cà phê thì rủi ro mắc bệnh Parkinson thấp hơn so với người không uống hoặc uống ít. 

Ngoài ra, các nhà khoa học từ trường Đại học Kuopio (Phần Lan), Viện Karolinska (Stockholm, Thụy Điển) và Viện Sức Khỏe Quốc Gia Phần Lan cũng cho biết rằng những người trung niên khi dùng cà phê với liều lượng trung bình từ 3 đến 5 ly mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bị bệnh suy giảm trí nhớ ở tuổi già.

Ngăn ngừa căn bệnh xơ gan

Việc uống cà phê mỗi ngày liệu có tốt không? Theo nghiên cứu của trường Đại học Missouri (Mỹ), việc tiêu thụ một lượng cà phê vừa phải mỗi ngày có thể giúp bảo vệ gan và cải thiện hầu hết các loại bệnh gan như viêm gan, xơ hóa, gan nhiễm mỡ không do rượu, xơ gan và ung thư gan.

Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hen suyễn

Thực tế, các loại thuốc điều trị bệnh hen suyễn đều có chứa thành phần cafein. Do đó, uống cà phê điều độ cũng có tác động tích cực đến việc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

Lợi tiểu

Cà phê không chỉ là một loại thức uống lợi tiểu mà còn có tác dụng làm sạch dạ dày và hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với những người có vấn đề về dạ dày, dễ phản ứng với cà phê thì các chuyên gia khuyến khích rằng không nên uống quá nhiều cà phê.

Hạn chế nguy cơ bị bệnh sỏi mật

Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng cafein chứa trong cà phê có tác dụng làm kích thích các cơn co thắt trong túi mật và giảm thiểu nồng độ cholesterol có trong mật. Quá trình này giúp ngăn ngừa nguy cơ tạo sỏi túi mật hiệu quả.

Uống cà phê giúp tăng cường thể chất

Cà phê có thể làm tăng tiết những hormon stress như adrenalin, cortisol giúp mỗi người nâng cao hiệu suất trong các hoạt động thể chất cũng như tăng cường chức năng nhận thức và hoạt động của não. Vậy nên, việc uống cà phê trước khi tập luyện cũng là một cách giúp tăng năng lượng cho cơ thể để sức khỏe mỗi ngày một tốt hơn - cuộc sống vui - khỏe - hạnh phúc. 

Giảm nguy cơ bị trầm cảm

Thực tế cho thấy rằng, cà phê có khả năng ngăn ngừa bệnh hiệu quả hơn so với trà là vì trong cà phê chứa các thành phần có thể chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh trầm cảm. Ngoài ra, cà phê cũng chứa rất nhiều axit chlorogenic, axit ferulic và axit caffeic giúp giảm tình trạng viêm tế bào thần kinh diễn ra ở phần não, cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm.

Giảm thiểu tình trạng bị tai biến và đột quỵ

Cà phê giúp thay đổi sinh lý mạch máu và làm thay đổi lưu lượng máu, ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp. Đồng thời, cà phê cũng có khả năng làm giảm cục máu đông có hại. Thêm vào đó, cà phê cũng làm giảm mức cholesterol – yếu tố làm tăng khả năng đột quỵ.

Uống nhiều cafe sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề uống nhiều cà phê mỗi ngày có tốt không, thì câu trả lời sẽ là không. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặc dù cà phê là một thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng cà phê quá nhiều và lạm dụng nó cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể. Sau đây là một số tác hại của việc uống cà phê quá nhiều:

Uống cà phê nhiều làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Cafein có tác động đến hệ thần kinh

Cafein có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp chúng ta tỉnh táo và minh mẫn hơn. Tuy nhiên, khi uống một lượng lớn cafein trong thời gian dài có thể dẫn đến hệ thần kinh bị kích thích quá mức, gây ra các vấn đề như thường xuyên lo âu và mất ngủ. 

Vì vậy đối với các câu hỏi như “Uống cà phê buổi sáng có tốt không?” hay “Uống cà phê vào ban đêm có tốt không?” còn tùy thuộc vào lượng cà phê và tần suất uống của mỗi người. Tốt nhất là nên hạn chế việc uống cà phê vào ban đêm bởi nó có thể là một nguyên nhân làm giảm chất lượng giấc ngủ hoặc gây ra tình trạng mất ngủ.

Như đã nói, việc tiêu thụ một lượng caffeine vừa phải có thể làm tăng khả năng co bóp, duy trì sức khỏe của tim và chức năng mạch máu. Tuy nhiên, khi uống quá nhiều cà phê trong một ngày hay uống quá thường xuyên có thể gây ra các vấn đề như tăng tần số tim, tăng huyết áp và gây rối loạn nhịp tim. 

Uống nhiều cafe làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Cafein có thể tác động lên dạ dày và ruột non, từ đó làm tăng lượng axit trong dạ dày và cũng tăng nguy cơ bị loét dạ dày. Ngoài ra, việc uống cà phê sau bữa ăn có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng, gây rối loạn tiêu hóa và thường có cảm giác buồn nôn, khó chịu.

Ảnh hưởng đến hệ xương

Cafein có thể mang đến một số lợi ích đối với xương, nhưng khi dung nạp quá nhiều cafein có thể cản trở quá trình chuyển hóa xương và làm mất canxi từ xương. Điều này có thể làm giảm mật độ xương và gây ra tình trạng loãng xương. 

Đặc biệt, người già thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp hoặc gãy xương. Do đó, đối với những người cao tuổi có bệnh lý về xương khớp thì việc hạn chế sử dụng cà phê là một điều cần thiết.

Ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất

Cà phê có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cải thiện tỷ lệ sử dụng axit béo. Tuy nhiên, khi lượng cafein lớn được tiêu thụ vào cơ thể trong thời gian dài sẽ có tác động tiêu cực đến hệ thống trao đổi chất, làm tăng nguy cơ béo phì và hội chứng chuyển hóa.

Chính vì thế sử dụng cafe khoa học đúng và đủ thì sẽ mang đến được những hiệu quả khá tốt.

Trên đây là bài viết chia sẻ về những kinh nghiệm cũng như hiểu biết từ Ánh Xuân Group, mong muốn góp phần công sức để có thể tạo nên sức khỏe cộng đồng vững mạnh tràn đầy năng lượng và tinh thần cho cuộc sống vui vẻ.

Có thể bạn quan tâm

Tác dụng của hoa quả tươi đối với cơ thể

Chăm sóc sức khỏe như thế nào ở người cao tuổi

 

0 / 5 (0binh_chon)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận