logo
Những Thói Quen Gây Hại Cho Xương Khớp Bạn Nên Tránh
tac_giaAnh Xuan Group

Xương khớp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự linh hoạt và ổn định của cơ thể. Tuy nhiên, có những thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể âm thầm gây tổn hại cho sức khỏe xương khớp. Nếu không nhận biết và điều chỉnh kịp thời sẽ có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như thoái hóa khớp, loãng xương hoặc gây tình trạng đau nhức kéo dài. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua những thói quen phổ biến gây hại cho xương khớp mà bạn nên tránh để bảo vệ cho sức khỏe lâu dài.

Những Thói Quen Gây Hại Cho Xương Khớp Bạn Nên Tránh

Ít vận động

Không phải tự nhiên mà việc vận động mỗi ngày luôn được đề cập và khuyến khích trong bất cứ phương pháp cải thiện sức khỏe nào. Vận động sẽ giúp cho cơ thể dẻo dai, cơ bắp phát triển, hệ thống xương khớp cũng trở nên linh hoạt hơn, giúp tăng cường sức khỏe toàn diện một cách hiệu quả.

Đối với hệ thống khớp, việc ít vận động sẽ làm lượng máu cung cấp giảm đi khiến các khớp không được bôi trơn đầy đủ. Về lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng khô khớp, giảm khả năng chịu lực của khớp, dễ kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng như thoái hóa sụn khớp, gây đau đớn và khó khăn trong vận động.

Hơn nữa, việc ít vận động kéo dài còn có thể làm suy giảm mật độ xương, khiến xương trở nên yếu và dễ bị gãy. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng loãng xương, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Một hậu quả khác của việc ít vận động là tăng cân, gây tích tụ mỡ thừa xung quanh vùng bụng và hông. Khi trọng lượng cơ thể tăng lên tạo áp lực lớn lên các khớp, đặc biệt là khớp gối và cột sống. Điều này không chỉ làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp mà còn có thể gây ra các tình trạng như thoát vị đĩa đệm, đau lưng mãn tính và viêm khớp.

Vì vậy, việc duy trì thói quen vận động đều đặn, ngay cả khi chỉ là những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hay giãn cơ cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa các bệnh lý về khớp và xương trong thời gian dài.

Ít vận động là thói quen xấu gây hại cho sức khỏe xương khớp

Ít vận động là thói quen xấu gây hại cho sức khỏe xương khớp

Ngồi sai tư thế 

Ngồi sai tư thế là thói quen xấu mà nhiều người mắc phải, đặc biệt là những người làm việc trong môi trường yêu cầu ngồi nhiều như văn phòng, công xưởng… Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương cho xương khớp, nhất là ở các vùng như cột sống, vai gáy, đầu gối… 

Khi ngồi sai tư thế trong thời gian dài, áp lực không được phân bổ đều lên cột sống dễ dẫn đến các vấn đề như thoái hóa đốt sống cổ, đau lưng, đau thần kinh tọa và thậm chí là thoát vị đĩa đệm. Ngồi cúi đầu quá nhiều khi sử dụng máy tính hoặc điện thoại di động có thể gây căng thẳng lớn lên đốt sống cổ, dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy hay lệch xương sống.

Ngoài ra, việc ngồi lâu ở tư thế không đúng như cong lưng, gập vai hay ngồi lệch có thể làm giảm khả năng đàn hồi của các cơ và dây chằng xung quanh khớp, gây căng cơ và đau nhức. Cột sống không được hỗ trợ đúng cách có thể bị uốn cong hoặc xoắn bất thường, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp sớm và làm giảm chức năng của các đĩa đệm. 

Để ngăn ngừa các vấn đề về xương khớp do ngồi sai tư thế, hãy chú ý đến việc điều chỉnh ghế ngồi, giữ lưng thẳng, vai thả lỏng và đầu ở vị trí cân bằng. Đảm bảo màn hình máy tính ở tầm mắt, bàn phím ở vị trí thoải mái và thỉnh thoảng đứng dậy để vận động nhẹ nhàng nhằm giảm bớt căng thẳng lên các khớp và cột sống.

Ngồi sai tư thế là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương cho xương khớp

Ngồi sai tư thế là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương cho xương khớp

Mang giày cao gót thường xuyên

Đây là thói quen mà nhiều chị em thường mắc phải gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe xương khớp. 

Thứ nhất, giày cao gót làm thay đổi cơ chế đi lại tự nhiên của cơ thể, khiến khớp cổ chân và khớp gối chịu nhiều áp lực hơn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm và làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Đặc biệt, áp lực không đều và sự căng cơ ở khớp gối lâu dài có thể làm tổn thương các sụn khớp, gây ra tình trạng đau nhức và viêm nhiễm mãn tính.

Thứ hai, mang giày cao gót làm thay đổi tư thế cột sống, khiến cột sống phải uốn cong một cách bất thường. Phần lưng dưới phải chịu áp lực lớn hơn để giữ thăng bằng cho cơ thể, dẫn đến đau lưng và thoái hóa đốt sống. Các vấn đề về cột sống này có thể phát triển thành các bệnh nghiêm trọng hơn như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa.

Thứ ba, mang giày cao gót thường xuyên cũng có thể gây tổn thương cho bàn chân, dẫn đến các vấn đề như đau nhức gan bàn chân, biến dạng ngón chân hoặc thậm chí là viêm gân Achilles. Điều này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển về lâu dài.

Để giảm thiểu những tác hại này, bạn nên hạn chế việc mang giày cao gót trong thời gian dài, chọn giày có độ cao hợp lý và đem lại sự thoải mái cho bàn chân. Khi phải mang giày cao gót, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, giãn cơ và thực hiện các bài tập giúp cải thiện sự linh hoạt của xương khớp.

Mang giày cao gót thường xuyên là thói quen nhiều chị em mắc phải

Mang giày cao gót thường xuyên là thói quen nhiều chị em mắc phải

Chế độ ăn thiếu Canxi và Vitamin D

Chế độ ăn thiếu Canxi và Vitamin D có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe xương khớp. Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương, giúp duy trì độ chắc khỏe và đảm bảo mật độ của xương. Khi cơ thể không nhận đủ Canxi, xương dần mất đi độ cứng cáp, trở nên yếu, giòn và dễ bị gãy cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương.

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể hấp thụ Canxi hiệu quả hơn. Nếu thiếu Vitamin D, dù có bổ sung Canxi đầy đủ, cơ thể cũng khó hấp thụ hoàn toàn, từ đó làm giảm hiệu quả của Canxi đối với xương. Thiếu cả hai chất này sẽ khiến xương không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến nguy cơ cao bị loãng xương, thoái hóa và gãy xương, nhất là ở người cao tuổi.

Để bảo vệ xương khớp, bạn nên bổ sung Canxi qua thực phẩm như sữa, phô mai, hải sản, rau xanh đậm và các loại hạt. Đồng thời, cung cấp đủ Vitamin D qua các thực phẩm như cá hồi, trứng và phơi nắng khoảng 15-20 phút mỗi ngày để giúp xương chắc khỏe, phòng tránh các vấn đề về xương khớp trong tương lai.

Chế độ ăn thiếu Canxi và Vitamin D

Chế độ ăn thiếu Canxi và Vitamin D

Thói quen hút thuốc lá và uống rượu

Thói quen hút thuốc lá và uống rượu là 2 tác nhân hàng đầu gây hại cho sức khỏe xương khớp. Hút thuốc lá làm giảm lưu thông máu, dẫn đến lượng máu cung cấp đến xương và khớp bị suy giảm, khiến cho các mô xương thiếu dưỡng chất và oxy cần thiết để tái tạo và duy trì độ chắc khỏe. Nicotine trong thuốc lá còn cản trở quá trình sản xuất tế bào xương mới, làm giảm mật độ xương và khiến xương trở nên yếu và dễ gãy.

Uống rượu thường xuyên gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hấp thụ Canxi và Vitamin D của cơ thể, làm giảm khả năng hình thành xương mới và dẫn đến tình trạng xương yếu, giòn. Rượu cũng ảnh hưởng đến cân bằng hormone trong cơ thể, làm giảm hormone quan trọng đối với sự phát triển của xương như hormone sinh dục và hormone tăng trưởng.

Để bảo vệ sức khỏe xương khớp, việc hạn chế hoặc loại bỏ thói quen hút thuốc và uống rượu là rất quan trọng. Thay vào đó, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp chế độ ăn uống giàu dưỡng chất như Canxi và Vitamin D, cùng các hoạt động thể chất đều đặn để giúp xương chắc khỏe và bền bỉ hơn.

Thói quen hút thuốc lá và uống rượu

Thói quen hút thuốc lá và uống rượu

Mang vác nặng không đúng cách

Mang vác nặng không đúng cách là một thói quen có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe xương khớp. Khi bạn mang vác đồ vật nặng mà không chú ý đến tư thế hoặc kỹ thuật, áp lực tác động lên các khớp, đặc biệt là cột sống, đầu gối và hông sẽ tăng lên một cách đáng kể. Việc này có thể dẫn đến các tình trạng như đau lưng, đau khớp và thậm chí là thoát vị đĩa đệm.

Khi mang vác nặng, việc uốn cong lưng thay vì gối và giữ đồ vật gần cơ thể có thể làm tăng áp lực lên các khớp, gây tổn thương cho các dây chằng và cơ xung quanh. Nếu thói quen này diễn ra lâu dài, nó có thể dẫn đến viêm khớp hoặc thoái hóa khớp, làm giảm khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.

Để tránh các vấn đề liên quan đến việc mang vác nặng, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc như sau:

  • Chọn tư thế đúng: Gập đầu gối và giữ lưng thẳng khi nâng đồ vật nặng. Hãy để sức mạnh từ chân giúp bạn nâng lên thay vì dùng lưng.

  • Giữ đồ vật gần cơ thể: Khi mang, hãy giữ đồ vật gần ngực và tránh vươn ra xa.

  • Chia nhỏ trọng lượng: Nếu có thể, chia nhỏ các đồ vật nặng thành những phần nhỏ hơn để dễ dàng mang vác hơn.

  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Sử dụng xe đẩy, thang máy hoặc các thiết bị khác để giảm bớt áp lực lên xương khớp.

Bằng cách thực hiện đúng các nguyên tắc này, bạn sẽ bảo vệ sức khỏe xương khớp tốt hơn và giảm thiểu nguy cơ chấn thương.

Mang vác nặng không đúng cách

Mang vác nặng không đúng cách

Tổng kết

Ít vận động, ngồi sai tư thế, mang giày cao gót thường xuyên… đều là những thói quen xấu mà nhiều người thường vô tình mắc phải, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp. Việc nhận biết và điều chỉnh những thói quen này sẽ giúp bạn ngăn ngừa được các vấn đề có thể xảy ra liên quan đến xương khớp như viêm, đau nhức, gãy xương, loãng xương cùng nhiều bệnh lý khác. Bằng cách duy trì 1 lối sống lành mạnh, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tập luyện và sinh hoạt phù hợp, bạn có thể giúp xương khớp luôn khỏe mạnh và dẻo dai, từ đó có thể bảo vệ sức khỏe cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống một cách tích cực.

Xem thêm:

0 / 5 (0binh_chon)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận