logo
Những Công Dụng Của Cá Ngựa Đối Với Sức Khỏe
tac_giaAnh Xuan Group

Cá Ngựa đã được ứng dụng rộng rãi hàng nghìn năm trước như một vị thuốc cổ truyền quý giá ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Công dụng đặc biệt của vị thuốc này là bổ thận tráng dương, giúp bồi bổ, tăng cường sinh lực. Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy Cá Ngựa có nhiều hoạt tính sinh học khác nhau như chống viêm, chống lão hoá, chống lại nhiều loại tế bào ung thư. .. 

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về Cá Ngựa cũng như những tác dụng quý giá mà vị thuốc này mang lại cho sức khỏe nhé.

Những công dụng của Cá Ngựa đối với sức khỏe

Tổng quan về Cá Ngựa

Thông tin chung về Cá Ngựa

Cá Ngựa là một loài sinh vật biển với mình hơi dẹt, cong và khá dày. Sở dĩ được đặt tên là Cá Ngựa vì sinh vật này có đầu giống đầu ngựa, vuông góc với thân hoặc hơi gập xuống. Chiều dài của Cá Ngựa dao động từ 5 – 20cm, đôi khi có thể đạt tới 30cm. Phần giữa thân phình to với đường kính từ 2 – 4cm. Trên thân có nhiều gai nhọn, do được cấu tạo từ các đốt xương vòng song song, đỉnh đầu có gai mọc nhô lên cao. Miệng Cá Ngựa hình ống và không có răng, 2 mắt trũng sâu và có thể di chuyển độc lập với nhau.

Cá Ngựa có nhiều loài với kích thước và màu sắc khác nhau, như vàng, trắng, Cá Ngựa ba khoang hay ba chấm, Cá Ngựa gai, Cá Ngựa Nhật, Cá Ngựa mõm ngắn và Cá Ngựa Úc. Đặc biệt, Cá Ngựa cũng có thể đổi màu theo môi trường xung quanh, đặc biệt là vào mùa sinh sản.

Đặc tính sinh sản của Cá Ngựa rất đặc biệt. Con cái đẻ trứng và con đực thì mang bầu và đẻ con. Cá Ngựa đực có túi ở bụng để hứng trứng từ con cái đẻ vào. Mỗi con đực có thể ấp và sinh ra khoảng 2000 con Cá Ngựa con trong một lần sinh sản.

Thông tin chung về Cá Ngựa

Thông tin chung về Cá Ngựa

Vùng phân bố của Cá Ngựa

Cá Ngựa sống ở vùng ven biển ôn đới và nhiệt đới. Môi trường tự nhiên của chúng thường là các khu vực ven biển như rạn san hô, vịnh, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn và đầm phá. 

Tại Việt Nam, Cá Ngựa thường được tìm thấy ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An và dọc bờ biển các tỉnh phía nam từ Quảng Nam – Đà Nẵng đến Kiên Giang. Trong vài thập kỷ gần đây, việc đánh bắt quá mức do nhu cầu tăng cao trong y học cổ truyền và buôn bán cá cảnh toàn cầu, cùng với việc phá hủy môi trường sống, đã khiến số lượng Cá Ngựa giảm mạnh, nhiều loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Vùng phân bố của Cá Ngựa

Bộ phận dùng được của Cá Ngựa

Bộ phận dùng của Cá Ngựa là toàn bộ con, chỉ bỏ ruột. Cá Ngựa thường được đánh bắt vào mùa hạ và mùa thu, khoảng tháng 8 và tháng 9. Sau khi đánh bắt, Cá Ngựa được rửa sạch, mổ bụng, bỏ ruột, uốn đuôi cong tròn rồi phơi hoặc sấy khô. Một số nơi còn loại bỏ lớp màng da bên ngoài trước khi mổ, hoặc ngâm cá vào rượu hồi hoặc rượu quế một thời gian, sau đó mới phơi hoặc sấy khô. Cá Ngựa khô thường được bán thành từng cặp, gồm một con đực và một con cái.

Bộ phận dùng được của Cá Ngựa

Công dụng của Cá Ngựa đối với sức khỏe

Theo y học cổ truyền

Tính vị và quy kinh: Tính ấm (ôn), vị ngọt mặn, mùi hơi tanh. Quy vào kinh can và thận. 

  • Công dụng: Bổ thận, tráng dương, tăng cường lưu thông khí huyết, ngăn ngừa liệt dương, nâng cao khả năng sinh lý ở nam giới. 

  • Cải thiện khả năng thụ thai, chữa khó sinh và yếu sinh lý. 

  • Giảm sưng tấy, chữa suy nhược, người yếu mệt mỏi, đau nhức lưng. 

  • Ngoài ra, trong một vài trường hợp, có thể chữa bệnh hen suyễn.

Theo y học hiện đại

Theo các nghiên cứu dược lý hiện đại, Cá Ngựa chứa nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể, bao gồm: 

  • Axit Amin thiết yếu: Giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. 

  • Peptide: Có nhiều hoạt tính dược lý khác nhau, bao gồm Peptide ức chế men chuyển Angiotensin, Peptide chống viêm, Peptide bảo vệ dây thần kinh và Peptide ngừa khuẩn. 

  • Axit béo không no EPA, DHA: Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim và tăng Lipid máu, đồng thời tăng cường sức khoẻ và khả năng sinh sản của tinh trùng. 

  • Các gen chống khối u: Một số gen đặc biệt trong tinh trùng được chứng minh là có khả năng chống lại sự tăng trưởng và di căn của khối u. 

  • Các Enzym sinh tổng hợp Prostaglandin: Giúp ổn định thần kinh, cân bằng Hormone và cải thiện miễn dịch. Prostaglandin cũng kích thích sản sinh Oxytocin – Hormone điều khiển các hoạt động sinh lý của não bộ. 

  •  Protein: Hàm lượng Protein cao trong  Cá Ngựa có khả năng chống Oxy hoá, duy trì tuổi xuân. 

Công dụng của Cá Ngựa đối với sức khỏe

Dùng Cá Ngựa như thế nào là phù hợp nhất?

Liều dùng: Ngày dùng 4 – 12g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 – 3g. 

Cách dùng: 

  • Cá Ngựa có thể được nướng chín và dùng trực tiếp. 

  • Dùng dưới dạng dược liệu, có thể dùng riêng biệt hoặc kết hợp với các loại thảo mộc khác như dâm dương hoắc, kỷ tử. .. 

  • Dạng bột hoặc thuốc viên uống với nước lọc hoặc rượu trắng. 

  • Cá Ngựa tươi ngâm rượu. Rượu thuốc Cá Ngựa phát huy tác dụng sinh học mạnh mẽ hơn thuốc sắc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rượu thuốc Cá Ngựa có nhiều axit amin và các loại khoáng chất, có tác dụng giảm mệt mỏi và tăng cường chức năng miễn dịch. 

  • Tán thành bột mịn dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở loét.

Dùng Cá Ngựa như thế nào là phù hợp nhất?

Những lưu ý khi dùng Cá Ngựa cần phải biết

Cá Ngựa là loại dược liệu được săn lùng nhiều bởi nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là các công dụng tăng cường sinh lực, cải thiện chức năng tình dục. 

Trên thị trường, Cá Ngựa được rao bán rất phổ biến, tuy nhiên, không phải ai cũng biết lựa chọn cá ngựa loại tốt. Cá Ngựa đảm bảo chất lượng sẽ có trọng lượng rất nhẹ vì được phơi khô kỹ, các gai rõ ràng, có lớp óng ánh ngoài da, mùi thơm và mắt cá vẫn còn nguyên vẹn không bị rụng đi. Trong một vài trường hợp vì lợi nhuận, người bán có thể bán loại Cá Ngựa đã ngâm rượu khiến cá có hình dạng bất thường và không còn bảo đảm dưỡng chất. 

Bên cạnh đó, nên tránh dùng loại dược liệu này cho các trường hợp như: 

  • Người có thể âm hư hỏa vượng. Cụ thể nếu bạn đang có các triệu chứng như sốt, nóng trong người, bốc hỏa, vã mồ hôi ban đêm, đắng miệng, hay khát nước, viêm xoang mạn tính thì không nên sử dụng thảo dược này vì nó có tính ôn ấm. 

  • Không dùng cho người mang thai bởi nó có thể làm gia tăng nguy cơ dẫn đến các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. 

  • Người bị cảm cúm cũng không nên dùng Cá Ngựa nếu không muốn tình trạng bệnh thêm trầm trọng. 

  • Sử dụng sản phẩm với liều lượng cao trong thời gian dài có thể dẫn đến suy yếu thận. Vì vậy, không nên lạm dụng mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc để dùng đúng liều lượng nhằm đảm bảo an toàn cho cơ thể. 

Những lưu ý khi dùng Cá Ngựa cần phải biết

Tổng kết

Cá Ngựa là bài thuốc kỳ diệu đến từ đại dương, có công dụng bổ thận cường dương. Hiện nay, số lượng Cá Ngựa giảm nhiều do nhu cầu làm thuốc và nuôi cá cảnh tăng cao, khiến nhiều loài Cá Ngựa có nguy cơ tuyệt chủng và đã được đưa vào Sách Đỏ quốc gia để bảo tồn. Để sử dụng hợp lý, đúng liều lượng, đúng cách đồng thời góp phần bảo vệ loài sinh vật quý hiếm này, người dùng hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y trước khi sử dụng để đem lại nhiều lợi ích nhất có thể nhé. 

Đừng quên thường xuyên theo dõi chuyên mục Sức khỏe mỗi ngày của chúng tôi để cập nhật những thông tin về sức khỏe một cách nhanh chóng và chính xác nhất mỗi ngày nhé.

Xem thêm:

0 / 5 (0binh_chon)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận