logo
Căng bóng da và sở thích của người Việt về làn da căng bóng
Tác giảMAI ANH

Một làn da căng bóng là ao ước của rất nhiều người, bao gồm cả người Việt Nam. Xu hướng làm đẹp để có được làn da không khuyết điểm, tựa như gương được hưởng ứng rộng rãi. Bạn có biết trào lưu đó là gì không? Hãy cùng tìm hiểu nó trong bài viết “Căng bóng da và sở thích của người Việt về làn da căng bóng”.

 

1. Trào lưu căng bóng da

Trào lưu căng bóng da cực kỳ phổ biến hiện nay là Glass skin. Đây là một thuật ngữ đến từ Hàn Quốc, dùng để chỉ làn da không có khuyết điểm, mịn màng và căng bóng như gương. Trào lưu này xuất hiện từ năm 2018 và đến nay vẫn rất được quan tâm. Không chỉ ở Việt Nam mà các nước lân cận Hàn Quốc cũng rất hưởng ứng trào lưu này.

Trào lưu căng bóng da
Trào lưu căng bóng da

Trào lưu này nổ ra trong khoảng năm 2018 tại Hàn Quốc và lan rộng ra các nước lân cận. Mặc dù được hưởng ứng mạnh mẽ vào thời điểm đó nhưng chỉ được trong thời gian ngắn. Mãi đến năm 2020, các chuyên gia làm đẹp đã dự đoán rằng đây là xu hướng làm đẹp sẽ “dẫn đầu” ở thời đại 4.0.

 

Có nhiều người sẽ sử dụng thủ thuật make up để đánh một lớp nền giống như glass skin và dùng highlight để tạo hiệu ứng như gương trên da. Tuy nhiên, bản chất của glass skin là làn da khỏe mạnh thật sự, ngay cả khi không có lớp trang điểm thì làn da cũng rạng rỡ và săn chắc.

 

2. Bí mật của trào lưu căng bóng da Glass Skin

Bí mật đằng sau của trào lưu “căng bóng da” thật ra lại cực kỳ đơn giản. Cốt lõi để có được làn da như gương là cấp ẩm đủ và dưỡng trắng. Mỗi tế bào trên da đủ lượng nước cần thiết sẽ khiến cho cả cơ thể bạn sáng bừng rạng rỡ, căng mọng như tấm gương phản chiếu ánh sáng.

 

Để sở hữu làn da không tì vết, bạn cần chú trọng vào bước dưỡng ẩm, sử dụng các loại mỹ phẩm dưỡng ẩm khác nhau, uống nhiều nước và chăm sóc da tỉ mỉ ngày đêm.

 

3. Sở thích của người Việt về làn da căng bóng

3.1 Tình trạng da của người Việt Nam

Trước hết thì ta hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của làn da người Việt Nam. Da của người Việt sở hữu đặc điểm tương đồng với các nước trong khu vực châu Á khác. Tuy nhiên, khí hậu và chất lượng môi trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến làn da.

 

Lão hóa chậm hơn: Cùng ở một độ tuổi giống nhau nhưng người châu Á thường trông trẻ hơn những người ở các châu lục khác. Đó là nhờ cấu tạo của làn da người châu Á có lớp hạ bì dày hơn so với các châu khác. Lớp hạ bì là lớp quan trọng nhất vì có chứa Collagen và Elastin giúp tăng sự đàn hồi cho da. Có nghĩa là, càng nhiều Collagen và Elastin thì quá trình lão hóa sẽ chậm đi đáng kể, nếp nhăn cũng không xuất hiện sớm.

 

Cấu tạo của lớp da
Cấu tạo của lớp da

Nám da, sạm da: Các tế bào sản sinh sắc tố sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím với da. So với các châu lục khác, làn da của người châu Á sản sinh hắc sắc tố Melanin nhanh hơn và nhiều hơn nên da dễ bị nám, sạm và tàn nhang. Qua thời gian, nồng độ hắc sắc tố này sẽ tăng dần theo tuổi tác. Nên càng lớn tuổi, việc bị nám, sạm càng xuất hiện nhiều hơn nhưng da sẽ ít bị bỏng hơn. Vì vậy, người châu Á có xu hướng làm đẹp căng bóng da nhiều hơn.

 

Nhạy cảm: Lớp ngoài cùng của làn da hay còn gọi là lớp sừng của người Việt nói riêng của người châu Á nói chung sẽ mỏng hơn so với người châu lục khác nên da sẽ nhạy cảm hơn là điều hiển nhiên. Khi bị tác động bằng nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến da bị kích ứng.

 

Khô da: Theo nghiên cứu, chỉ số TEWL (là chỉ số về lượng nước mà da mất đi trong điều kiện bình thường) của người châu Á là cao nhất. Lớp biểu bì, chức năng rào cản của người châu Á khá mỏng nên độ ẩm dễ dàng bay hơi hơn. Nếu không cung cấp đủ độ ẩm, da sẽ bị nứt nẻ, ngứa và bong tróc.

 

Da châu Á dễ bị mất nước, không căng bóng da
Da châu Á dễ bị mất nước, không căng bóng da

 

Dễ bị sẹo và mụn: Bởi vì lớp biểu bì mỏng hơn nên người Việt dễ bị sẹo hơn, đặc biệt là sẹo thâm do mụn gây ra. Lớp sừng (biểu bì) còn đóng vai trò như hàng rào bảo vệ các mô bên dưới, nhưng bởi vì nó mỏng hơn nên sẽ khiến da dễ bị tổn thương và khó lành hơn.

 

Da của người châu Á thường tiết nhiều dầu hơn do độ ẩm cao trong không khí. Mặc dù đổ dầu thường có lợi vì giúp mịn màng và căng bóng da. Tuy nhiên, tiết dầu nhiều cũng khiến da khó chịu, khiến da bị nhờn, lỗ chân lông to hơn và tạo điều kiện cho mụn phát triển.

 

3.2 Sở thích của người Việt về làn da căng bóng

Sở dĩ trào lưu căng bóng da Glass skin có thể lan rộng ra khắp các khu vực lân cận Hàn Quốc là bởi vì tình trạng da của người châu Á. Làn da của người châu Á dễ mất nước nên thường bị khô hơn, lớp biểu bì mỏng nên da nhạy cảm dễ bị mụn và sẹo. Vì những đặc điểm như vậy, nếu không chăm sóc kỹ càng da sẽ bị sạm và nhiều khuyết điểm trên gương mặt như lỗ chân lông to, thâm sẹo. Chính vì vậy, một làn da không tì vết, sáng bóng, rạng rỡ, căng mọng trở thành điều nhiều người muốn có được.

 

Vậy là bạn đã đọc xong bài viết “Căng bóng da và sở thích của người Việt về làn da căng bóng”. Người Việt nói riêng và người châu Á nói chung thường ưa chuộng làn da căng bóng không tì vết. Nếu như bạn muốn làn da như vậy thì hãy bắt đầu ngay đi nào. 

Liên hệ

Đơn vị Nhập khẩu & chịu trách nhiệm về hàng hóa: CÔNG TY CP XNK ÁNH XUÂN.
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 63 Lê Đức Thọ, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Hotline: 0927 590 999
 
 

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận