Ăn không ngon miệng là một tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất kỳ lúc nào, gây nên trạng thái không thích ăn uống, cũng như mất hứng thú với đồ ăn. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể vì có nhiều lý do khác nhau. Việc điều trị và xử lý dứt điểm tình trạng biếng ăn là vô cùng quan trọng. Vậy thế nào là ăn không ngon miệng? Nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng ăn không ngon miệng là gì? Cùng AnhXuanGroup khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Thế nào là ăn không ngon miệng?
Ăn không ngon miệng, chán ăn, biếng ăn là tình trạng người bệnh không muốn ăn hoặc không có nhu cầu ăn uống, thường có các dấu hiệu như:
-
Không có cảm giác đói
-
Không thích thú với việc ăn uống, kể cả những món ăn yêu thích
-
Không cảm nhận được hương vị của đồ ăn qua các giác quan khác như thị giác, khứu giác
-
Bị mất hoặc suy giảm vị giác
-
Có thể có cảm giác muốn nôn ói khi ngửi thấy mùi đồ ăn
Ngoài những dấu hiệu trên, tình trạng ăn không ngon miệng đôi khi còn đi cùng với nhiều triệu chứng khác như:
-
Cơ thể mệt mỏi, tay chân không có sức
-
Xuất hiện tình trạng chóng mặt, buồn nôn, đau đầu
-
Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón
-
Không có hứng thú với bất cứ việc gì
-
Làn da thô ráp, sần sùi
-
Móng tay, chân yếu, dễ gãy
-
Rụng tóc, tóc xơ rối
Thế nào là ăn không ngon miệng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn không ngon miệng
Ăn không ngon miệng là tình trạng rất dễ xảy ra và có thể xảy ra ở bất cứ trường hợp nào. Nếu tình trạng chán ăn chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn rồi lại nhanh chóng phục hồi như bình thường thì mọi người không cần lo lắng.
Tuy nhiên nếu tình trạng ăn không ngon miệng kéo dài, gây ảnh hưởng nhiều đến cân nặng và sức khỏe của người bệnh, thì cần thăm khám bác sĩ ngay để có thể tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến cơ thể.
Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng ăn không ngon miệng:
Do thói quen ăn uống, sinh hoạt
Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học rất dễ dẫn đến tình trạng ăn không ngon miệng. Một vài những thói quen thường xuyên gặp phải như:
-
Chế độ ăn uống không lành mạnh: Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc dư thừa nhóm chất nào đó.
-
Thói quen ăn uống không điều độ: Không có thời gian ăn cố định mỗi ngày; Ăn quá no hoặc bỏ bữa; Không tập trung vào ăn uống trong bữa ăn như xem tivi, chơi điện thoại…
-
Sử dụng các chất kích thích: Các chất như cà phê, thuốc lá, đồ uống có cồn dễ làm căng thẳng và kích thích hệ thần kinh, hệ tiêu hóa cũng có thể dẫn đến tình trạng ăn không ngon miệng.
-
Vận động không phù hợp: Vận động quá nhiều hoặc không vận động cũng sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, suy nhược dẫn đến ăn không ngon miệng.
Do thói quen ăn uống, sinh hoạt
Các tình trạng bất thường của cơ thể
Tình trạng bất thường của cơ thể rất dễ gây ra triệu chứng ăn không ngon miệng. Một số tình trạng có thể kể đến như:
-
Cảm giác đau nhức khi gặp chấn thương hoặc sau khi thực hiện các tiểu phẫu như nhổ răng, phẫu thuật khiến không có ham muốn đối với việc ăn uống.
-
Các bệnh lý ảnh hưởng đến răng miệng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn và không ngon miệng.
-
Tình trạng thiếu nước khiến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ thần kinh và hệ tiêu hoá làm việc kém hiệu quả.
-
Cơ thể chưa thích nghi được với sự thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống cũng dễ dẫn đến ăn không ngon miệng.
Các tác nhân tâm lý
Tâm lý và thể chất luôn có sự liên kết mật thiết với nhau. Khi tâm lý rơi vào trạng thái bất ổn hoặc có các cảm xúc tiêu cực như buồn bã, khó chịu, lo lắng… sẽ khiến cơ thể dễ gặp tình trạng ăn không ngon miệng.
Một vài những nguyên nhân tâm lý thường gặp là:
-
Trầm cảm, rối loạn lo âu.
-
Ám ảnh cân nặng: Đây là hiện tượng 1 người luôn có suy nghĩ cơ thể đang bị thừa cân, cần phải ăn kiêng và giảm cân về 1 con số nào đó. Điều này vô tình khiến não bộ nhận được tín hiệu về việc hạn chế ăn uống, rất dễ gây tình trạng ăn không ngon miệng và rối loạn ăn uống.
-
Đột ngột xuất hiện trạng thái lo lắng, hoảng sợ hoặc kích động quá độ.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn không ngon miệng
Một số bệnh lý gây ăn không ngon miệng
Một số tình trạng bệnh lý có thể gây suy nhược cho cơ thể, dẫn đến tình trạng ăn không ngon miệng thường gặp như:
-
Cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.
-
Các bệnh ung thư.
-
Các bệnh lý về gan mật như viêm gan B, viêm gan C, viêm tuỵ, tắc mật, xơ gan…
-
Suy đa cơ quan, điển hình như suy tim, suy thận.
-
Suy giảm chức năng tuyến giáp do nhiều lý do khác nhau.
Các tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc có tác dụng phụ làm thay đổi khẩu vị hoặc gây ra sự mệt mỏi đối với người dùng gây nên tình trạng ăn không ngon miệng như:
-
Các loại thuốc kháng sinh.
-
Các hoá chất điều trị ung thư.
-
Các thuốc giảm đau opioid bao gồm Morphin, Cocain…
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn không ngon miệng
Hậu quả của việc ăn không ngon miệng trong thời gian dài
Khi chán ăn, ăn không ngon miệng diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho cơ thể không được đáp ứng đầy đủ năng lượng để hoạt động. Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng cung cấp cho sự sinh trưởng và phát triển của tế bào sẽ xảy đến những hậu quả sau:
-
Mệt mỏi vì không có thể lực để làm các công việc bình thường.
-
Thường xuyên thay đổi tâm trạng, dễ cảm thấy khó chịu, cáu gắt.
-
Thiếu máu khiến da dẻ xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lông, tóc, móng bị yếu, dễ gãy rụng.
-
Hệ miễn dịch suy giảm: dễ dàng bị các Virus tấn công, thường xuyên bị các bệnh cấp tính như sốt, cảm cúm, tiêu chảy…
Hậu quả của việc ăn không ngon miệng trong thời gian dài
Giải pháp khắc phục tình trạng ăn không ngon miệng
Nếu tình trạng ăn không ngon miệng kéo dài, người bệnh cần thăm khám bác sĩ sớm để kịp thời điều trị, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể, tránh gây tổn hại đến cơ thể, để lại hậu quả nặng nề.
Cải thiện thói quen ăn uống
Trong trường hợp bệnh nhân ăn không ngon miệng, cách xử trí và điều trị thích hợp nhất sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là người bệnh phải duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học nhằm cải thiện tình trạng ăn không ngon miệng. Việc ăn uống là cần thiết nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và giúp duy trì sức khỏe.
Thói quen ăn uống có tác động rất nhiều đến cảm giác thèm ăn. Để khắc phục tình trạng ăn không ngon miệng, chúng ta cần tạo thói quen ăn đúng giờ, không bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng. Trong khi ăn cần tập trung ăn chậm, nhai kỹ, tránh làm việc khác trong lúc ăn như xem tivi, điện thoại… có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra, có thể cải thiện chứng ăn không ngon miệng bằng cách chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thay vì ăn số lượng nhiều vào các bữa chính. Điều này sẽ giảm áp lực cho hệ tiêu hóa và khiến cho việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với nhu cầu và sở thích luôn có lợi trong mọi tình huống.
Một chế độ dinh dưỡng sẽ có đầy đủ các nhóm chất thiết yếu như chất đường bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các loại Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Việc ăn đủ các nhóm chất với một lượng phù hợp sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn, phát triển một cách toàn diện và hiệu quả.
Khi mắc phải tình trạng ăn không ngon miệng, bạn có thể lựa chọn đa dạng hóa thực phẩm cũng như các phương pháp chế biến món ăn, giúp bữa ăn hàng ngày trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn.
Nên bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, hoa quả tươi cũng như các dưỡng chất lợi khuẩn để hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện khả năng hấp thu dưỡng chất, phục hồi vị giác giúp ăn ngon miệng, cải thiện tình trạng chán ăn.
Giải pháp khắc phục tình trạng ăn không ngon miệng
Tổng kết
Ăn không ngon miệng không phải là một tình trạng hiếm gặp mà có thể xảy ra với bất kỳ ai. Việc ăn không ngon miệng sẽ khiến cho cơ thể sinh ra những phản ứng bài xích thức ăn, giảm cảm giác thèm ăn, từ đó có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể do thiếu hụt năng lượng và dưỡng chất.
Ở bài viết trên, chúng tôi đã tổng hợp cho các bạn những nguyên nhân, hậu quả cũng như giải pháp cơ bản để khắc phục tình trạng ăn không ngon miệng. Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể cải thiện được vấn đề chán ăn này ở bản thân, giúp cơ thể sớm trở về trạng thái bình thường và nâng cao được sức khỏe.